Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

[BÁO VNEXPRESS.NET] Lưu vực sông Nhuệ và Đáy bị ô nhiễm nghiêm trọng

Nước sông có khi đen kịt, cá tôm chết hàng loạt. Người dân sống ở lưu vực hai sông này thường bị mắc các bệnh đường ruột, ngoài da, phụ khoa. Theo Bộ Tài nguyên - Môi trường, nếu không có biện pháp ngăn ngừa, trong tương lai gần, nguồn nước hai sông sẽ không thể sử dụng ngay cả cho sản xuất.

Sông Nhuệ và sông Đáy đi qua 6 tỉnh gồm: Hà Nội, Hòa Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường Phạm Khôi Nguyên, nước sông Nhuệ đoạn chảy qua Hà Nội đã ô nhiễm nặng nề. Hàm lượng ôxy sinh hóa (BOD), amoni (NH4) vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tại nhiều xã của huyện Thanh Trì - nơi sông Tô Lịch và Kim Ngưu hợp lưu đổ vào sông Nhuệ - bị ô nhiễm đến mức cực đại, vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với loại nước loại B hàng chục lần.

Link bài viết https://vnexpress.net/thoi-su/luu-vuc-song-nhue-va-day-bi-o-nhiem-nghiem-trong-1991170.html

Hệ quả của nguồn nước ô nhiễm là người dân sống tại khu vực này thường mắc các bệnh về mắt, đường ruột, ngoài da. Theo kết quả điều tra về bệnh tật do nguồn nước sông Nhuệ của UBND tỉnh Hà Nam, có tới 21% trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hoàng Tây bị mắc bệnh tiêu chảy. Tại 2 xã Hoàng Tây, Nhật Tân (huyện Kim Bảng), có tới 86% trẻ em mắc bệnh giun đũa, 76% mắc bệnh giun tóc và 9% mắc bệnh giun móc. Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt, ngoài da và phụ khoa rất cao.

Sông Đáy cũng bị ô nhiễm nặng dù mức độ ít nghiêm trọng hơn. Theo UBND tỉnh Nam Định, cả mùa hè và mùa đông, chất lượng nước sông Đáy toàn lưu vực trên địa bàn đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Nước sông đã xuất hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và dầu mỡ. Hiện trạng này không những ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái tại khu vực.

Thủ phạm chính gây nên hiện tượng ô nhiễm là nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Hiện có tới 700 nguồn thải công nghiệp, sản xuất thủ công nghiệp làng nghề, trong đó có nhiều nguồn nước chứa các chất nguy hại và khó phân hủy như kim loại nặng, dầu mỡ, dung môi hữu cơ đổ vào hai sông. Bên cạnh đó là chất thải của hàng trăm bệnh viện, chất thải sinh hoạt của trên 3 triệu dân. Riêng tại Hà Nội mỗi ngày lượng nước thải đổ ra sông, hồ xấp xỉ 800.000 m3/ngày đêm. Còn tại Hà Tây - địa phương có nhiều làng nghề nổi tiếng - nhưng hầu như chưa được quy hoạch tổng thể và xây dựng hệ thống xử lý nước thải.

Trước thực trạng trên, Bộ Tài nguyên - Môi trường cùng UBND các tỉnh, thành phố ký một bản cam kết bảo vệ môi trường lưu vực hai sông vào ngày hôm qua. Trong đó thống nhất nhận định tình trạng ô nhiễm môi trường ở nhiều nơi trong lưu vực đã lên mức báo động. Các mục tiêu được cam kết thực hiện là: từ mùa khô năm nay, bằng giải pháp điều tiết nước hợp lý nhằm giảm nồng độ ô nhiễm nước sông; đến năm 2010 giải quyết cơ bản tình trạng ô nhiễm nguồn nước lưu vực sông Nhuệ và Đáy (đạt chất lượng loại A).

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP