Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

(Tạp Chí Môi Trường-Cơ Quan Của Tổng Cục Môi Trường) XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ BAKTURE CỦA NHẬT BẢN LẦN ĐẦU TIÊN TÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG CÔNG NGHỆ BAKTURE CỦA NHẬT BẢN LẦN ĐẦU TIÊN TÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM
     Theo Báo cáo của UBND TP. Hải Phòng về “Công tác BVMT và kết quả quan trắc môi trường năm 2016, nhiệm vụ và giải pháp năm 2017”, các dòng sông trên địa bàn TP đều có dấu hiệu ô nhiễm. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại hồ Hạnh Phúc (Kiến An, Hải Phòng), Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Hải Phòng phối hợp với Sở Xây dựng triển khai ứng dụng công nghệ xử lý ô nhiễm nước do Tập đoàn Seibu Steel (Nhật Bản), Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE) tài trợ. Tạp chí Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng Quản trị (HĐQT) Công ty Cổ phần Cải thiện môi trường Nhật Việt (JVE), người có 15 năm sống và làm việc tại Nhật Bản, đồng thời là người kết nối và mang công nghệ Bakture từ Nhật Bản về Việt Nam.
PV: Xin ông cho biết đôi nét về công nghệ môi trường Bakture của Nhật Bản được thí nghiệm và thực tế xử lý hồ Hạnh Phúc ở Hải Phòng vừa qua?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Bột Bakture được sản xuất từ các nguyên liệu thiên nhiên, chủ yếu là đá núi lửa dạng tổ ong, xốp, với công nghệ riêng biệt, giúp thúc đẩy quá trình tự làm sạch của môi trường thông qua phát huy tối đa năng lực phân giải các chất bẩn, độc hại… bởi các vi sinh vật có lợi sẵn có trong môi trường. Sản phẩm đã được cấp bằng sáng chế tại Nhật Bản và được Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) chứng nhận về công dụng làm sạch môi trường. Đặc biệt, công nghệ Bakture sử dụng bột Bakture kích hoạt vi sinh vật có lợi sẵn có trong môi trường cần xử lý, hoạt động theo nguyên lý thông qua vòng tuần hoàn sinh thái tự nhiên để tự phân hủy các chất ô nhiễm và độc hại, làm cho các vi sinh vật có lợi phát triển, là chất xúc tác giúp tăng khả năng tự làm sạch sẵn có của tự nhiên.

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE)

     Bakture có nghĩa là trở về với tự nhiên. Công nghệ này đã xử lý thành công tại 300 điểm ô nhiễm trên nước Nhật Bản, bao gồm khu vực nước thải công nghiệp, cơ sở chăn nuôi, nước hồ, ao ô nhiễm do tù đọng và được giới thiệu, ứng dụng thử nghiệm tại một số nước châu Á như Ấn Độ, Lào, Inđônêxia, Thái Lan.
Ngày 17/5/2017, Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) và Tập đoàn Seibu Steel Nhật Bản đã tài trợ để xử lý ô nhiễm nước hồ bằng công nghệ bột Bakture tại hồ Hạnh Phúc (quận Kiến An, TP. Hải Phòng). Đây là lần đầu tiên công nghệ xử lý ô nhiễm bằng bột Bakture được Nhật Bản tài trợ thực hiện tại Việt Nam.
PV: Tại sao Nhật Bản lại chọn hồ Hạnh Phúc làm nơi thử nghiệm công nghệ Bakture đầu tiên, thưa ông?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Việc chọn hồ Hạnh Phúc làm nơi thực hiện tài trợ dựa trên quá trình khảo sát, đánh giá về mục đích, ý nghĩa của công nghệ. Hồ là nơi sinh hoạt cộng đồng của đông đảo nhân dân quanh vùng, tọa lạc ngay tại trung tâm, tuy nhiên nước hồ lại bị ô nhiễm. Chỉ số quan trắc môi trường nước hồ được thực hiện ngày 12/4/2017 cho thấy, BOD5 = 49,7 mg/l (QCVN8-2015/BTNMT, cột B1 là 15mg/l), COD là 93mg/l (QCVN8-2015/BTNMT, cột B1 là 30mg/l), TSS là 126,5mg/l (QCVN08-2015/BTNMT,cột B1 là 50mg/l). Như vậy, chỉ số BOD5, COD trong nước của hồ Hạnh Phúc đều cao gấp hơn 3 lần so với quy chuẩn cho phép. Thí nghiệm trực quan cho thấy, chỉ số mùi (amoniac) được đo nhanh, mẫu nước hồ Hạnh Phúc là 6,5. Sau 10 phút cho bột Bakture vào, chỉ số đo được là 0.
     PV: Xin ông cho biết kết quả xử lý bước đầu của hồ Hạnh phúc và cần thời gian bao lâu thì nước hồ sẽ sạch; thời gian giữ được trạng thái sạch đó như thế nào?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Ngày 17/5/2017 thực hiện phun rải bột Bakture tại hồ Hạnh Phúc, sau đó một ngày, chúng tôi tiến hành lấy mẫu nước để kiểm tra các chỉ số TSS, BOD5, COD. Theo kết quả phân tích của Phòng hóa học Môi trường Biển thuộc Viện Tài nguyên và Môi trường Biển (IMER) thực hiện ngày 18/5/2017 cho thấy, các chỉ số đã giảm rõ rệt, cụ thể: BOD5 = 37,2 mg/l (QCVN8-2015/BTNMT, cột B1 là 15mg/l), COD là 67mg/l (QCVN8-2015/BTNMT, cột B1 là 30mg/l), TSS là 81,4mg/l (QCVN08-2015/BTNMT, cột B1 là 50mg/l). Như vậy, chỉ sau 1 ngày sử dụng Bakture, chỉ số BOD5, COD đã giảm từ gấp 3 lần xuống còn gấp 2 lần so với quy chuẩn cho phép. Dự kiến trong khoảng 3 ngày đến 1 tuần, các chỉ số sẽ nằm trong khung quy chuẩn cho phép và khoảng 1 tháng hồ sẽ sạch hết mùi và nước sẽ trong hơn nhiều; Khoảng từ 2 đến 3 tháng có thể nhìn xuống tận đáy hồ.
Sau khi sử dụng bột Bakture làm sạch hồ và giữ không cho các nguồn xả thải đổ vào hồ sẽ đảm bảo sạch vĩnh viễn, trong trường hợp các nguồn nước thải tiếp tục đổ vào thì tùy mức độ, định kỳ sau 1 năm, trên cơ sở đánh giá lại sẽ phải bổ sung thêm một lượng bột nhất định để giữ sạch nguồn nước.
PV: Nguyên lý của công nghệ Bakture khác với công nghệ xử lý môi trường ở dạng kết tủa và hấp phụ như thế nào, thưa ông?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Sự khác biệt lớn nhất giữa Bakture với các chất xử lý môi trường ở dạng kết tủa, hấp phụ chính là kích hoạt, phát triển khả năng tự phân giải của các vi sinh vật có lợi trong môi trường. Thực tế cho thấy, kết tủa và hấp phụ thực chất là phương pháp làm lắng đọng và thu gom các chất có hại, chất bẩn. Khi quan sát bằng mắt thường thì nước có thể sạch, tuy nhiên, do các chất bẩn và chất có hại chỉ được xử lý dưới dạng kết tủa, lắng đọng, hấp phụ nên những chất bẩn vẫn còn lưu lại. Vì vậy, 2 phương pháp này chưa xử lý được tận gốc vấn đề ô nhiễm nước. Hơn nữa, các chất có hại và chất bẩn sau khi được lắng đọng và hấp phụ nếu không được xử lý thì lại chính là một trong những nguyên nhân gây phát sinh chất có hại và chất bẩn khác sau này.

Một số thử nghiệm tại Nhật Bản
Loại nước xử lý: Xử lý nước ao hồ
Địa điểm: Ao vườn tại thành phố Misaku, tỉnh Okaya
Loại nước xử lý: Xử lý nước thải công nghiệp
Địa điểm: Nhà máy đậu phụ huyện Tsuyama, tỉnh Okayama
Chỉ số BOD đã giảm hơn 1000 lần từ 3500 mg/l xuống chỉ còn 3,1mg/l (Cải thiện được 99,9%)

Bakture là phương pháp xử lý phân giải làm biến chất có hại và chất bẩn thành chất không có hại. Nó có khả năng tự làm sạch, giúp giảm công sức lao động và chi phí để loại bỏ các cặn bã sau khi được cho lắng đọng và hấp phụ.
PV: Ông có thể cho biết việc ứng dụng công nghệ vào việc quan trắc sau khi xử lý ô nhiễm như thế nào?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Sau khi xử lý trực tiếp môi trường tại khu vực bị ô nhiễm, tùy nhu cầu của các dự án, cơ quan quản lý, Nhật Bản sẽ áp dụng công nghệ quan trắc hiện đại phù hợp. Công nghệ quan trắc này bao gồm hệ thống cảm biến đặt tại vị trí cần quan trắc, các chỉ số COD, BOD5, TTS, tổng Nitơ, tổng phốt pho (tính theo P),… các chỉ số khác được hệ thống tự động phân tích lấy mẫu, tự động chuyển dữ liệu qua mạng về Sở TN&MT, hay phòng xử lý quan trắc của Nhà máy…Đăc biệt, với các dự án làm sạch hồ, JVE có thể lắp đặt bảng điện tử LED, kết nối trực tiếp với hệ thống quan trắc và đặt ngay tại các hồ để người dân có thể trực tiếp quan sát các chỉ số nước hồ trong phạm vi giới hạn theo QCVN.
PV: Ông có thể cho biết chi phí để xử lý nước bị ô nhiễm khi dùng công nghệ Bakture so sánh với các công nghệ xử lý khác có trên thị trường đang áp dụng ở Việt Nam hiện nay?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Công nghệ Bakture khác biệt với các công nghệ khác ở 2 điểm. Thứ nhất, so sánh công nghệ Bakture với công nghệ xây dựng nhà máy xử lý nước thải, Bakture không cần tốn chi phí xây dựng nhà máy xử lý nước thải, hệ thống ống dẫn nước thải từ nơi xử lý tới Nhà máy, và đặc biệt không cần tốn chi phí bảo trì như các nhà máy xử lý nước thải trong suốt thời gian hoạt động. Ví dụ khi xử lý nước sông Tô Lịch, nếu xử lý theo cách cũ thì rất tốn kém. Theo kết quả thí nghiệm trực quan bằng bột Bakture, chỉ số mùi (amoniac) của sông Tô Lịch từ 360 giảm mạnh xuống còn 0 sau 10 phút thử nghiệm. Sau đó, các nhà khoa học đã trực tiếp ngửi mùi của nước sông Tô Lịch trước và sau khi xử lý bằng bột Bakture thì thấy sau khi xử lý, không còn mùi.
Thứ hai, so sánh công nghệ Bakture với công nghệ xử lý bằng vi sinh vật, hay các chế phẩm hóa học khác đang áp dụng tại Việt Nam, bản thân Bakture không chứa vi sinh vật nên không có khả năng gây hại cho hệ sinh thái môi trường; Không tạo ra thêm bất kỳ các loại vi sinh vật hoặc các vấn đề môi trường nào khác; Nguyên liệu hoàn toàn từ thiên nhiên, không có yếu tố hóa học nên an toàn cho tự nhiên và con người; Không có độc tính nên đảm bảo. Nhất là xử lý ô nhiễm nước hồ bằng công nghệ Bakture không làm ảnh hưởng hệ sinh thái như vi tảo, thảm thực vật, các loài thủy sản trong nước…
PV: Xin ông cho biết công nghệ Bakture có thể ứng dụng xử lý các vấn đề môi trường nào ở Việt Nam hiện nay?
     Ông Nguyễn Tuấn Anh: Ở Việt Nam, gần đây nhất là sự cố môi trường biển nghiêm trọng xảy ra ở các tỉnh miền Trung, làm ảnh hưởng trực tiếp đến việc nuôi trồng thủy sản của nhân dân. Công nghệ Bakture của Nhật Bản có thể áp dụng xử lý ngay tại chỗ cho các hộ gia đình nuôi trồng thủy sản để làm sạch và giúp môi trường nước nuôi trồng thủy sản trở lại như ban đầu.
Ngoài ra, công nghệ Bakture xử lý hiệu quả đối với nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao đầm, sông bị ô nhiễm, xử lý mùi ở cơ sở chăn nuôi. Đặc biệt, không chỉ xử lý nước và mùi, Bakture còn ứng dụng xử lý hiệu quả tại khu vực đất bị nhiễm chất độc màu da cam dioxin, cải thiện môi trường dinh dưỡng trong đất…
Hiện nay, công nghệ Bakture đã xử lý được hơn 300 ao hồ, sông, cơ sở nuôi trồng thủy sản, nước thải công nghiệp… tại Nhật Bản.
     PV: Xin cảm ơn ông!

Nguồn: Bài đăng trên Tạp chí Môi trường, số 5/2017

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP