Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

[CÔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HANOI.GOV.VN] Câu hỏi: Đề nghị UBND Thành phố sớm quan tâm xử lý nguồn nước sông Đáy, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Câu hỏi: Đề nghị UBND Thành phố sớm quan tâm xử lý nguồn nước sông Đáy, sông Nhuệ đang bị ô nhiễm nghiêm trọng

Nguồn nước sông Đáy, sông Nhuệ ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe, đời sống và sản xuất của nhân dân, đề nghị UBND Thành phố sớm quan tâm xử lý (Cử tri huyện Thanh Oai, quận Nam Từ Liêm).

Link bài viết: https://vanban.hanoi.gov.vn/danhoiubndtptraloi/-/hn/xLe53OgCrEUu/7501/188303/62/cau-hoi-e-nghi-ubnd-thanh-pho-som-quan-tam-xu-ly-nguon-nuoc-song-ay-song-nhue-ang-bi-o-nhiem-nghiem-trong.html;jsessionid=ed7Gc0d1BwSsQ9AxiZjNe-ih.undefined

Trả lời:
1. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy là một trong 3 lưu vực sông đang bị ô nhiễm ở nước ta. Nguyên nhân gây ô nhiễm chủ yếu do nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất của Khu, Cụm công ngiệp chưa được qua xử lý hoặc đã được xử lý nhưng không đạt quy chuẩn cho phép đổ ra sông của dân cư các quận/huyện ven sông. Tình trạng đổ trộm rác thải sinh hoạt, phế liệu xây dựng trực tiếp vào dòng sông càng làm trầm trọng thêm mức độ ô nhiễm… Bên cạnh đó, do không được sông Hồng bổ cập nước thường xuyên và sau khi tiếp nhận nước thải của sông Tô Lịch (sông Nhuệ), nước thải sông Nhuệ bổ sung vào sông Đáy làm nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy càng bị ô nhiễm hơn. Ngoài ra, từ năm 2003 đến nay, mực nước sông Hồng thường xuyên duy trì ở mức thấp hơn so với yêu cầu của thiết kế (đặc biệt có thời điểm mực nước sông Hồng tại Hà Nội chỉ còn 0,1m). Đặc biệt, vào mùa khô, chỉ khi có các đợt xả từ các hồ như Thác Bà, Tuyên Quang, Hòa Bình mới có thể duy trì mực nước trên 2m tại Hà Nội để đáp ứng yêu cầu mực nước tối thiểu. Với mực nước đó, hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ không thể lấy nước từ sông Hồng qua Cống Liên Mạc bằng hình thức tự chảy theo nhu cầu và có thời điểm mực nước sông Hồng thấp hơn sông Nhuệ phải thực hiện việc đóng cống để giữ nước trong sông Nhuệ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của các địa phương trong lưu vực.
 
2. Trong những năm vừa qua, để giải quyết tình trạng ô nhiễm lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, UBND Thành phố đã tập trung chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp về chủ trương, chính sách, kỹ thuật - hạ tầng và tập trung nguồn lực; đã ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 31/5/2017 của Thành ủy về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2020 và những năm tiếp theo, đã nhấn mạnh mục tiêu cụ thể đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường nước như sau: 
- Xử lý ô nhiễm nước sông Tô Lịch, đảm bảo dòng chảy vào mùa khô. Hoàn thành đúng tiến độ Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy 
- Tập trung xây dựng, triển khai các phương án tạo cảnh quan, xử lý môi trường nước, từng bước làm “sống lại” dòng sông Tô Lịch và 03 dòng sông phía Tây Thành phố gồm sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy. 
Để đạt được hiệu quả như mong muốn cần có sự đóng góp tích cực hơn nữa của các cấp, các ngành; quản lý, kiểm soát nguồn thải, khắc phục và cải thiện chất lượng nước trên lưu vực sông; cơ chế về tài chính cho việc triển khai thực hiện; xử lý triệt để 100% cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, phối hợp giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh…Đặc biệt là tăng cường hơn nữa công tác phối hợp đồng bộ và rộng khắp; làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý và xử lý nguồn thải trên địa bàn; duy trì chế độ thông tin và tuyên truyền; hệ thống quan trắc và giám sát môi trường. Các giải pháp đã và đang được Thành phố triển khai bao gồm:
 
2.1. Triển khai đầu tư kinh phí, kêu gọi hợp tác nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm sông và cải thiện chất lượng môi trường nguồn nước sông. Đồng thời tăng cường tổ chức, vận động nhân dân tham gia tổng vệ sinh dọc tuyến đường bờ sông Tô Lịch và Kim Ngưu; tổ chức thu gom phế thải, nạo vét lòng sông; xử lý các trường hợp vi phạm hệ thống thoát nước đô thị, hành vi đổ trộm phế thải từ công trình xây dựng; triển khai lắp đặt thí điểm 38 cụm bè thủy sinh trên sông Tô Lịch đoạn từ Hoàng Quốc Việt đến cầu Mới nhằm tạo cảnh quan và góp phần cải thiện chất lượng nước.
 
2.2. Phê duyệt chỉ giới hành lang bảo vệ công trình thủy lợi sông Nhuệ trên địa bàn thành phố Hà Nội tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 5168/QĐ-UBND ngày 08/10/2014; chỉ đạo, xử lý kiên quyết vi phạm pháp luật về đất đai (lấn chiếm lòng sông, hành lang sông): Công tác quản lý mốc giới, chống lấn chiếm và xử lý vi phạm hành lang sông đã được UBND các quận/huyện thuộc hành lang bảo vệ lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy quan tâm, chỉ đạo quyết liệt; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm, xây dựng trái phép trên hành lang sông.
 
2.3. Tập trung nguồn lực chỉ đạo các sở, ngành và đơn vị thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành các Trạm, Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) sinh hoạt quy mô lớn; các trạm XLNT làng nghề, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường; các dự án đầu tư cải tạo nạo vét và xây dựng hệ thống thủy lợi liên quan trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy; các dự án bổ sung nguồn nước sông, các công trình tiêu thoát nước. Các công trình XLNT và cải tạo hệ thống thủy lợi hiện đang vận hành và triển khai gồm:
 
a. Tiếp tục duy trì, vận hành thường xuyên và có hiệu quả các Trạm/Nhà máy XLNT, các trạm bơm tiêu nước: 
- Các Nhà máy/Trạm XLNT: Kim Liên (3.700 m3/ngày.đêm) (hoạt động từ tháng 5/2005), Trúc Bạch (2.300 m3/ngày.đêm); Yên Sở (200.000 m3/ngày.đêm); Bảy Mẫu (13.300 m3/ngày.đêm); Đã hoàn thành và đưa vào vận hành từ tháng 10/2016 có hiệu quả đối với Dự án đầu tư, xây dựng nhà máy xử lý nước thải Cầu Ngà công suất 20.000 m3/ngày để xử lý nước thải khu vực làng nghề và nước thải sinh hoạt của 3 xã Dương Liễu, Cát Quế, Minh Khai (huyện Hoài Đức, Hà Nội); trạm XLNT sinh hoạt tại 02 thôn Phú Hà và Phú Thứ, huyện Từ Liêm- nay là phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (400 m3/ngày đêm). 
- Duy trì công tác vận hành trạm bơm Yên Sở, đập điều tiết Thanh Liệt; tăng cường công tác nạo vét duy tu, duy trì hệ thống thoát nước nội thành đảm bảo thoát nước và giảm thiểu ô nhiễm nước sông Nhuệ; trong các tháng mùa khô đã thực hiện tiếp nước từ sông Hồng vào sông Nhuệ để góp phần cải thiện chất lượng nguồn nước sông Nhuệ - sông Đáy.
- Các trạm bơm tiêu nước vào sông Nhuệ, sông Châu (tiêu nước cho các huyện Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên), trong đó Trạm bơm Thạch Nham cơ bản đã hoàn thành và đưa vào sử dụng; Trạm bơm Ngoại Độ 2, Trạm bơm Yên Sở giai đoạn 2, Trạm bơm Cổ Nhuế, Nhân Hiền (Thanh Thùy), Xém, Lễ Nhuế 1, Lễ Nhuế 2.
 
b. Các công trình tiêu nước theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 01/7/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tiêu nước hệ thống sông Nhuệ:
Đẩy nhanh tiến độ triển khai các trạm bơm tiêu và công trình đầu mối: Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Yên Nghĩa (tiêu từ sông Nhuệ ra sông Đáy), Đông Mỹ (tiêu từ khu vực Thanh Trì ra sông Hồng), Cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Trạm bơm Yên Thái, Đào Nguyên (huyện Hoài Đức) tiêu ra sông Đáy; Xây dựng, nâng cấp các trạm bơm: Đan Hoài, Bá Giang lấy nguồn nước sông Hồng bổ cập cho sông Đáy, trạm bơm Cao Xuân Dương lấy nguồn nước sông Đáy (có chất lượng đảm bảo) để phục vụ tưới tiêu sản xuất nông nghiệp cho các xã trên địa bàn huyện Thanh Oai. 
 
c. Tiếp tục triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng các dự án xử lý nước thải góp phần bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Cụm công trình tiếp nước” gồm:
- Các nhà máy XLNT làng nghề như: Nhà máy XLNT tại xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức (8.000 m3/ngày.đêm); Nhà máy xử lý nước thải tại xã Vân Canh, huyện Hoài Đức (4.000 m3/ngày.đêm); phê duyệt Dự án xây dựng hệ thống XLNT làng nghề cơ khí, kim khí xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai (Công suất: 1.000 m3/ngày đêm); Dự án đầu tư, xây dựng hệ thống XLNT  tập trung tại làng nghề Phùng Xá, huyện Mỹ Đức (Công suất 500 m3/ngày đêm).
- Các dự án xây dựng trạm/Nhà máy XLNT sinh hoạt: Phú Đô (Điều chỉnh nâng công suất công suất từ 84.000 m3/ngày.đêm thành 98.000 m3/ngày.đêm); Yên Xá (Công suất 270.000 m3/ngày.đêm); Hồ Tây (đang làm thủ tục hồ sơ pháp lý nâng công suất từ 15.000 m3/ngày.đêm thành 86.000 m3/ngày đêm); Tây sông Nhuệ giai đoạn 1 (Công suất 58.000 m3/ngày.đêm); Phú Diễn (Công suất 89.000 m3/ngày.đêm); Phú Thượng (công suất 15.000 m3/ngày đêm - 21.000 m3/ngày đêm); Phú Lương, quận Hà Đông (120.000 m3/ngày đêm; Sơn Tây (75.000 m3/ngày đêm).
- Các dự án làm sạch sông Nhuệ, sông Đáy; thu gom, nạo vét sông Nhuệ, sông Đáy:
+ Sông Nhuệ: Dự án xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc, Từ Liêm, Hà Nội (giai đoạn I) tại Từ Liêm, Hà Nội với mục tiêu lấy nước sông Hồng vào sông Nhuệ; Các dự án: Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ từ cống Hà Đông đến đường vành đai 4 và Nâng cấp trục chính sông Nhuệ kết hợp với làm đường giao thông cải thiện môi trường gắn với chỉnh trang sông Nhuệ từ Liên Mạc đến cống Hà Đông; Nạo vét sông Nhuệ từ Liên Mạc đến Hà Đông. 
+ Sông Đáy: Dự án nạo vét, cải tạo lòng dẫn sông Đáy thành phố Hà Nội (chiều dài nạo vét từ đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh (phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông); Dự án tiếp nước, cải tạo khôi phục Sông Tích (là phụ lưu của sông Đáy) từ Lương Phú, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì.
 
Việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt là nguồn nước sông Nhuệ, sông Đáy là việc làm khó, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, ngành. Do đó, cần sự đầu tư lớn và phải được giải quyết từng bước, đồng bộ và sự ủng hộ cao của các cấp, các ngành đặc biệt là nhân dân trong lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy. Các dự án trên một số đã và đang được triển khai thi công, một số gặp khó khăn do thiếu vốn hoặc khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên, khi các Dự án trên hoàn thành sẽ góp phần cải thiện đáng kể chất lượng nguồn nước của lưu vực sông Nhuệ, sông Đáy đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh trên địa bàn các huyện thuộc lưu vực sông trong đó có quận Nam Từ Liêm và huyện Thanh Oai.


HNP

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP