[BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây
Trước thực trạng cá liên tục chết nổi trắng một góc hồ Tây (Hà Nội) thời gian qua, chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân thật sự và đưa ra giải pháp xử lý tận gốc không tái diễn trong tương lai.
LINK BÁO: https://danviet.vn/nguyen-nhan-that-su-ca-chet-ho-tay-chuyen-gia-nhat-chi-ro-202212310614316.htm
Lo ngại cá chết hồ Tây liên tục
Thời gian vừa qua, nhiều người dân sống tại đoạn qua đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài... (ven hồ Tây, quận Tây Hồ, Hà Nội) khốn khổ, cuộc sống đảo lộn khi xuất hiện nhiều loại cá chết, nổi trắng mặt hồ gây mất cảnh quan khu vực và ảnh hưởng đến môi trường.
Ngày 30/12, ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, sau nhiều lần cá chết, nổi trắng xóa mặt Hồ Tây, Công ty CP Tập đoàn Môi trường Việt Nhật (JVE Group - đơn vị thí điểm làm sạch sông Tô Lịch) đã kết thúc giai đoạn duy trì kiểm chứng khả năng không bị tái ô nhiễm.
Đại diện JVE Group cho biết, đến nay, việc thí điểm vừa kết thúc và hoạt động phân tích, kết quả phân tích được thực hiện hoàn toàn bởi cơ quan độc lập. Theo đó, việc thí điểm đã cho kết quả nước đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), không bị tái ô nhiễm, mùi hôi tanh giảm, tầng bùn đáy và các khí độc như H2S, NH3, CH4 bị phân hủy mạnh, mật độ tảo giảm không còn tình trạng phú dưỡng.
Đặc biệt, cá trong khu quây thí điểm sống khỏe mạnh, không bị chết, khác biệt hoàn toàn với tình trạng cá chết như đã ghi nhận thời gian qua.
Công ty Việt Nhật chia sẻ, chuyên gia Nhật Bản đã nhiều lần đo lượng oxy hòa tan trong nước (oxy hòa tan DO) trong và ngoài khu vực thí điểm, ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (ban ngày và thời điểm nửa đêm).
Theo đó, việc thí điểm đã cho kết quả nước đạt quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN 08-MT:2015/BTNMT), không bị tái ô nhiễm, mùi hôi tanh giảm, tầng bùn đáy và các khí độc như H2S, NH3, CH4 bị phân hủy mạnh, mật độ tảo giảm không còn tình trạng phú dưỡng. Đặc biệt, cá trong khu quây thí điểm sống khỏe mạnh, không bị chết, khác biệt hoàn toàn với tình trạng cá chết như đã ghi nhận thời gian qua.
"Cá chết hồ Tây do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm"
Công ty Việt Nhật cho hay, chuyên gia Nhật Bản đã nhiều lần đo lượng oxy hòa tan trong nước (oxy hòa tan DO) trong và ngoài khu vực thí điểm, ở nhiều thời điểm khác nhau trong ngày (ban ngày và thời điểm nửa đêm). Lần đo gần đây nhất vào ngày 23/11/2022, qua hình ảnh camera giám sát tại khu vực thí điểm xử lý ô nhiễm cho thấy rất rõ, thời điểm hơn 17h cùng ngày, ở vị trí bên ngoài khu vực thí điểm không cá chết trôi dạt vào bờ.
"Tuy nhiên, vào thời điểm khoảng hơn 23h đêm cùng ngày, camera đã ghi lại nhiều cá chết trôi vào khu vực bờ. Cùng lượng oxy hòa tan DO đo được của các đơn vị độc lập cho thấy, vào ban ngày, oxy hòa tan DO bên ngoài khu thí điểm đạt 6.99 mg/l, nhưng ban đêm (thời điểm 20h) nồng độ Oxy hòa tan DO chỉ đạt 0.59 mg/l (thấp hơn mức nồng độ Oxy hòa tan DO tối thiểu cần thiết là 2mg/l).
Trong khi đó, cùng thời điểm 20h ban đêm, hàm lượng oxy hòa tan bên trong khu vực thí điểm vẫn đạt tới 5.63mg/l (xấp xỉ cột A1 - mức cao nhất đảm bảo cho cá hô hấp, sinh trưởng, phát triển tốt)", đại diện Công ty Việt Nhật thông tin.
Với mức oxy hòa tan DO đo được ở bên ngoài khu thí điểm đo được vào ban đêm, theo JVE Group, chuyên gia Nhật Bản tìm ra nguyên nhân chủ yếu gây ra cá chết tại Hồ Tây thời gian qua là hàm lượng oxy hòa tan DO vào ban đêm thấp, không đủ mức tối thiểu cho cá, thủy sinh sinh sống. Ngoài ra, thời điểm cá chết chủ yếu là vào ban đêm.
Bên cạnh đó, các yếu tố như khí độc (H2S, NH3, CH4) tích tụ trong tầng bùn đáy, nước ô nhiễm, tảo phú dưỡng, vv... cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến việc cá bị chết.
Đại diện JVE Group đưa ra giải pháp, khi thí điểm xử lý ô nhiễm bằng công nghệ Nano Bioreactor, tảo trong khu thí điểm bị giảm sự phát triển, không có tình trạng phú dưỡng; nồng độ oxy hòa tan DO tăng cao (cả ban ngày và ban đêm); giảm mạnh hàm lượng các chỉ số ô nhiễm như COD, BOD5, Amoni, vv... Đồng thời, cải thiện rõ rệt độ trong của nước, ngăn chặn tình trạng cá chết bằng cách phân hủy các khí độc H2S, NH3, CH4; phân hủy lượng bùn hữu cơ tích tụ ở tầng đáy... Đảm bảo duy trì tổng thể môi trường cho cá, sinh vật thủy sinh sinh trưởng và phát triển tốt, không xảy ra tình trạng cá chết bên trong khu thí điểm.
Hồ Tây không chỉ là "lá phổi xanh" điều hòa không khí ở Thủ đô mà còn là một danh lam thắng cảnh mang đậm giá trị văn hóa, lịch sử của Thủ đô và đất nước. Bên cạnh đó, Hồ Tây còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết mực nước mưa, chống úng ngập cho khu vực.
Liên tiếp những năm gần đây, Hồ Tây xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến cảnh quan và cuộc sống của người dân. Vì vậy, việc bảo vệ cảnh quan, xử lý nước Hồ Tây đòi hỏi sự thống nhất, trách nhiệm của các cơ quan quản lý, ngành chức năng liên quan.
Trước thực trạng cá tiếp tục chết rải rác trôi dạt vào ven hồ Tây bốc mùi hôi, Bí thư, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo chính quyền sở tại chủ động phối hợp với các Sở, ngành khắc phục.
Được biết, từ tháng 9/2016 đến nay, công tác quản lý khai thác hồ Tây được giao cho 7 sở, ngành thành phố quản lý, đan xen theo lĩnh vực chuyên ngành, không có một đầu mối quản lý thống nhất. Điều này dẫn đến khó khăn, bất cập trong việc tổ chức thực hiện quản lý hồ; khó khăn, bất cập khi tổ chức khai thác, bảo vệ các giá trị của hồ Tây.
Hiện Hà Nội đã giao Sở Xây dựng phối hợp với sở, ngành có liên quan tham mưu ban hành quyết định về Quy định quản lý hồ Tây, trong đó, UBND quận Tây Hồ sẽ là đầu mối trong việc quản lý, khai thác hồ này.
Trước đó, Sở Xây dựng Hà Nội có báo cáo gửi UBND TP Hà Nội về tình trạng cá chết xảy ra thời gian gần đây tại hồ Tây. Đáng chú ý, quan trắc nước hồ Tây cho thấy nhiều chỉ số về chất lượng nguồn nước vượt quy chuẩn cho phép.