Tin Hot

CÔNG NGHỆ BIO-NANO NHẬT BẢN XỬ LÝ TRIỆT ĐỂ MÙI HÔI THỐI ĐẶC TRƯNG CỦA CHUỒNG NUÔI LỢN, XỬ LÝ MÙI HÔI THỐI NƯỚC THẢI TRẠI LỢN MỘT SỐ DỰ ÁN SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ BIO-NANO NHẬT BẢN XỬ LÝ MÙI HÔI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN VÀ XỬ LÝ MÙI HÔI CỦA NƯỚC BỊ Ô NHIỄM XỬ LÝ MÙI HÔI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GIẢI PHÁP XỬ LÝ MÙI HÔI THỐI TẬN GỐC CHO CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN CỦA JVE GROUP Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây

~~~[VỊNH HẠ LONG]-CÔNG NGHỆ THIÊN NHIÊN MÔI TRƯỜNG BAKTURE, NHẬT BẢN-GIẢI PHÁP XỬ LÝ Ô NHIỄM 4 HỒ ĐIỀU HÒA ĐANG "BỨC TỬ" VỊNH HẠ LONG~~~

Ông Nguyễn Tuấn Anh-Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) trên Bản tin Cuộc sống 24h ngày 30/05/2018 trên kênh VTC14 nói về Hiệu quả lâu dài sau 1 năm ứng dụng Công nghệ Thiên nhiên Bakture của Nhật Bản xử lý ô nhiễm nước tại Việt nam.

Sau khi thực hiện phun rải bột Bakture vào hồ Hạnh phúc quận Kiến an, TP.Hải Phòng vào ngày 17/5/2017, chúng tôi đã cho tiến hành lấy mẫu nước liên tục định kỳ qua các mốc thời gian 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng… và lần gần đây nhất là ngày 17.5.2018 tức là tròn 1 năm áp dụng xử lý nước hồ Hạnh Phúc bằng công nghệ Bakture để phân tích các chỉ tiêu nước hồ, đánh giá hiệu quả thực tế mà công nghệ Bakture đem lại tại môi trường Việt Nam.

Các chỉ số quan trắc môi trường nước hồ do Viện Tài nguyên và Môi trường Biển của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện ngày 12/4/2017 cho thấy, các chỉ số môi trường trước khi xử lý gấp 03 lần so với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt (QCVN08-MT:2015/BTNMT). Cụ thể, TSS là 126,5mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột B1 là 50mg/l); hàm lượng COD là 93mg/l (QCVN08-MT:2015/BTNMT, cột B1 là 30mg/l); hàm lượng BOD5 là 49,7 mg/l (QCVN08-2015/BTNMT, cột B1 là 15mg/l. )

Ngày 17.8.2017, tức là sau 3 tháng xử lý, chúng tôi tiếp tục lấy mẫu phân tích chất lượng nước hồ Hạnh Phúc. Kết quả phân tích tiếp tục cho thấy chất lượng nước hồ ngày càng được làm sạch theo đúng nguyên lý tự động làm sạch của công nghệ Bakture. Cụ thể chỉ tiêu COD đạt giá trị 11 mg/l, BOD đạt giá trị 5.3 mg/l, nồng độ oxy hòa tan trong nước là 7.09 mg/l tất cả các kết quả trên đều đat đến cận kề giá trị cột A1- chất lượng nước dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt trong QCVN 08-2015/BTNMT. Đồng thời độ trong suốt đạt giá trị 80 cm cao hơn nhiều so với giá trị 64 cm theo kết quả phân tích nước hồ sau 2 tháng.

Ngày 17.5.2018, Sau tròn 1 năm áp dụng công nghệ Bakture xử lý ô nhiễm Hồ Hạnh Phúc, Công ty Cổ phần cải thiện môi trường Nhật Việt tiếp tục phối hợp với Viện hàn lâm khoa học Việt Nam, Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển tiến hành lấy mẫu phân tích đánh giá các chỉ tiêu chất lượng nước hồ Hạnh Phúc sau 1 năm áp dụng công nghệ Bakture của Nhật Bản. (Có một điểm đáng chú ý là sau ngày 17.5.2017 tiến hành xử lý nước hồ bằng công nghệ Bakture, về sau đó không có bất kỳ tác động thêm bất cứ yếu tố nào đến hồ trong suốt quá trình 1 năm.

Như vậy sau 1 năm áp dụng công nghệ Bakture xử lý ô nhiễm cho hồ Hạnh Phúc, tất cả các thông số chất lượng nước đều đã đạt đến cột B1 của tiêu chuẩn về nươc mặt QCVN 08-MT/2015-BTNMT. Hơn nữa một số tiêu chuẩn còn đạt đến cột A1 như nồng độ oxy hòa tan ( DO) đạt 8.51 mg/l tạo ra môi trường nước giàu ô xi kích thích cho các vi sinh vật có lợi trong nước hoạt động và làm sạch nước tự động theo cơ chế vòng tuần hoàn tự nhiên trong nước. Đồng thời các chỉ tiêu tổng Ni tơ và tổng Phốt Pho cũng đạt đến giá trị của cột A2 trong quy chuẩn QCVN 08- MT/2015 BTNMT.

Bản tin gốc của VTC14
http://www.dailymotion.com/video/x6kmmf7


← Bài trước Bài sau →

PAGETOP