Tin Hot

Thông điệp từ Chủ tịch HĐQT [TAINGUYENVAMOITRUONG.VN] Cá chết hàng loạt ở Hồ Tây dưới góc nhìn của chuyên gia môi trường Nhật Bản [DIENTUNGAYNAY.VN] JVE kết thúc thí điểm làm sạch một góc hồ Tây: Nước đạt chất lượng, cá sống khỏe [BÁO GIADINH.SUCKHOEDOISONG.VN] Nhiều lần cá chết nổi trắng Hồ Tây: Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân do hàm lượng oxy hòa tan trong nước kết hợp khí độc hại, nước ô nhiễm [KÊNH VTC14] Chuyên Gia nói gì về hiện tượng Cá Chết ở Hồ Tây? [BÁO DOISONGPHAPLUAT.COM] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại hồ Tây [BÁO GIADINHONLINE.VN] Dự án thí điểm sử dụng công nghệ Bio- Nano làm sạch 1 góc Hồ Tây đạt kết quả tốt [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây bằng công nghệ Nano [BÁO DANVIET.VN] Chuyên gia Nhật Bản chỉ rõ nguyên nhân thật sự cá chết liên tục nổi trắng góc hồ Tây [BÁO GIAODUCTHOIDAI.VN] Chính thức kết thúc dự án thí điểm làm sạch một góc Hồ Tây [BÁO DIENTUUNGDUNG.VN] Sự thật bất ngờ về hiện tượng cá chết hàng loạt ở Hồ Tây [BÁO CONGLUAN.VN] Chuyên gia Nhật Bản nhận định nguyên nhân cá chết tại Hồ Tây [BÁO TIN TỨC] Cá vẫn tiếp tục chết, nổi trắng mặt Hồ Tây [BÁO TIỀN PHONG] Hiện tượng cá chết hàng loạt tại hồ Tây vẫn tiếp diễn [ĐANG TUYỂN] TUYỂN DỤNG NHÂN SỰ 2022 JVE GROUP: VỊ TRÍ TRỢ LÝ CHỦ TỊCH HĐQT

[BÁO ĐIỆN TỬ NGÀY NAY] JVE đề xuất giải pháp đột phá giải quyết tổng thể 3 vấn đề "nóng" trên toàn tuyến sông Tô Lịch

Sau thành công trong Dự án thí điểm xử lý nước thải tại Nam Sơn, JVE Group tiếp tục trở lại với người dân Thủ đô trên sông Tô Lịch với phương án sẽ thực hiện hệ thống cống thoát nước "khổng lồ" cùng tuyến giao thông ngầm đạt tiêu chuẩn đường cao tốc ở Việt Nam được xây dựng bên dưới lòng sông.


Link bài viết: JVE đề xuất giải pháp đột phá giải quyết tổng thể 3 vấn đề "nóng" trên toàn tuyến sông Tô Lịch (dientungaynay.vn)


Như tin đã đưa, liên quan đến hoạt động cải tạo sông Tô Lịch, ngày 15/9/2020, JVE Group đã có văn bản số 569/2020/CV-JVE về việc báo cáo đề xuất "Giải pháp tổng thể" cải tạo toàn bộ sông Tô Lịch bằng đề án "Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch".

Được biết, ngày 5/10/2020, Văn phòng Thành ủy đã có Công văn báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội giao Ban cán sự đảng UBND Thành phố chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn của Thành phố nghiên cứu kỹ Đề án của Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt JVE; đồng thời phân tích, đánh giá những thuận lợi, khó khăn, ưu - nhược điểm, tính khả thi của Đề án, đề xuất các giải pháp cụ thể theo từng giai đoạn; tổng hợp ý kiến của các Bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia, nhà khoa học, ý kiến người dân (nếu có); dự trù kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện Đề án để tổng hợp, hoàn thiện báo cáo trình Thường trực Thành ủy xem xét, cho ý kiến theo Quy chế làm việc.



Ông Nguyễn Tuấn Anh-Chủ tịch JVE Group.


Sau khi mạnh dạn đề xuất tài trợ miễn phí và đã xử lý thành công mùi nước rỉ rác tại bãi rác Nam Sơn (giảm mùi gần 100%), và bây giờ là đề xuất tài trợ miễn phí lập Quy hoạch Công viên Tô Lịch, trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch JVE Group cho biết:

Dự án tài trợ miễn phí xử lý mùi bãi rác Nam Sơn thành công là nhờ vào sự chỉ đạo hết sức quyết liệt và tâm huyết vì người dân Thủ đô của GS.TS.Vương Đình Huệ-Bí thư Thành ủy Hà Nội, sự chỉ đạo của UBND Thành phố, sự phối hợp tạo điều kiện của các Sở, Ban, Ngành, đơn vị liên quan và công nghệ Nano Nhật Bản mà JVE Group đã đề xuất và thực hiện.

Liên quan đến Dự án Công viên Tô Lịch, để tiếp tục hoàn thiện Đề án, ngày 16/02/2021 vừa qua, JVE Group đã gửi văn bản số 689/2021/CV-JVE báo cáo Bí thư Thành ủy Hà Nội về việc Đề xuất tài trợ miễn phí lập Quy hoạch xây dựng “Hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch” và tài trợ miễn phí lập Quy hoạch “Công viên Lịch sử-Văn hóa-Tâm linh Tô Lịch” bằng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản.

Đặc biệt, do sử dụng nguồn vốn viện trợ từ phía Nhật Bản nên Dự án này không phải dự án BOT, vì vậy JVE Group đề xuất không tổ chức thu phí cao tốc ngầm mà người dân sẽ được sử dụng miễn phí khi đi qua cao tốc ngầm nội đô đặc biệt này.

Sông Tô Lịch và 3 vấn đề nóng tồn tại nhiều năm qua

Người đứng đầu JVE Group cho biết: Ngoài những nỗi bức xúc dân sinh khác, chúng ta có thể thấy có 3 nỗi bức xúc dân sinh, còn được gọi bằng từ nghiêm trọng hơn là 3 “vấn nạn” ảnh hưởng đến hầu hết người dân đô thị bất kể quan chức hay dân thường, người giàu hay người nghèo. Đó chính là ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão.

Để giải quyết các vấn đề này, các cơ quan ban ngành của Thành phố cũng đã vào cuộc hết sức quyết liệt, thậm chí chúng ta còn thấy vào ngày 12/01/2017, UBND TP. Hà Nội, Sở GTVT Hà Nội đã phát động cuộc thi tuyển “Ý tưởng phương án tổ chức giao thông và các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030” cho thấy Thành phố chủ trương ủng hộ các sáng kiến, đề xuất để giải quyết được các vấn nạn tồn tại nhiều năm qua mà chưa có lời giải.


Hình ảnh úng ngập trên đường phố Hà Nội mỗi khi mưa lớn.

Hình ảnh đường Láng mở rộng nhưng vẫn tắc.


Giải bài toán sông Tô Lịch cần đến hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập

Các con sông thoát nước chính cho khu vực nội thành Hà Nội thuộc lưu vực sông Tô Lịch cùng với sông Nhuệ, sông Hồng đều là các “dòng sông hở”. Ngày nay, do sự biến đổi khí hậu, mùa mưa lũ, các trận mưa bão với cường độ lớn, dồn dập, trong thời gian dài thì không chỉ mực nước của các sông thuộc lưu vực sông Tô Lịch dâng cao mà mực nước của cả các “dòng sông hở” khác như sông Nhuệ (vị trí hạ lưu sông Tô Lịch, sau đập Thanh Liệt nối với sông Nhuệ) và sông Hồng đều dâng ở mức cao dẫn đến lượng nước tại sông Tô Lịch không tiêu thoát được ra sông Nhuệ nên phải dẫn nước về trạm bơm Yên Sở rồi bơm cưỡng bức xả ra sông Hồng.

Mặc dù trong những ngày đó, trạm bơm thoát nước Yên Sở được vận hành hết công suất tiêu thoát nước nhưng vẫn còn một lượng nước lớn nằm trong hệ thống cống chưa tiêu thoát kịp, ùn ứ và tràn ngược lên trên qua các hố ga thoát nước dẫn tới hình thành các điểm ngập úng cục bộ tại các tuyến phố, khu dân cư nội đô thuộc lưu vực sông Tô Lịch.

Theo thông tin thống kê, tính đến năm 2020 vẫn còn tồn tại 12 điểm đen úng ngập trên địa bàn Thành phố. Do vậy, nếu chỉ phụ thuộc vào việc tiêu thoát nước của sông Tô Lịch như hiện tại là “dòng sông hở” thì khó có thể giải quyết được vấn đề úng ngập của lưu vực sông Tô Lịch (bao gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Cầu Giấy, một phần quận Tây Hồ, một phần huyện Thanh Trì với tổng diện tích lưu vực là 77,5km2).

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch JVE Group: Do vậy, giải pháp xây dựng “dòng sông ngầm” để mực nước của dòng sông ngầm không bị ảnh hưởng bởi mực nước của các “dòng sông hở” như sông Tô Lịch, sông Nhuệ vv… thì sẽ giải quyết được vấn đề tiêu thoát nước để chống úng ngập khi xảy ra mưa bão.


Hình ảnh toàn tuyến hầm ngầm khổng lồ chống ngập dọc Công viên Tô Lịch.


Chủ tịch JVE Group chia sẻ thêm: Để giải quyết “vấn nạn” ùn tắc giao thông nội đô đặc biệt là tại các ngã tư các tuyến giao thông huyết mạch trong khu vực nội đô thì chỉ mở rộng mặt đường là chưa đủ và chưa phải giải pháp giải quyết tận gốc vấn đề.

Thực tế, mặt đường Trường Chinh đã mở rộng từ 4 làn/2 chiều lên tới 10 làn/2 chiều nhưng tại khu vực ngã tư Láng-Trần Duy Hưng-Nguyễn Chí Thanh, Láng-Ngã Tư Sở-Trường Chinh vv… vẫn luôn xảy ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng.

Việc dừng, chờ tại các điểm giao ngã tư, nút giao thông lớn theo đèn tín hiệu dẫn đến việc ùn ứ các phương tiện đi lại, năng lực thông hành xe giảm, tình trạng tắc đường xảy ra thường xuyên và trầm trọng nhất tại các khung giờ cao điểm và tê liệt trong những ngày mưa lớn.

Để dễ hình dung, chúng ta tưởng tượng có một lượng lớn xe ô tô đang phải dừng ở ngã tư đèn đỏ Láng-Trần Duy Hưng-Nguyễn Chí Thanh, nhưng trong số đó theo ước tính chỉ khoảng 10% tổng số xe là có nhu cầu rẽ phải hay rẽ trái tại ngã tư này, còn khoảng 90% xe có nhu cầu đi thẳng khoảng 2km, 5km, 7km vv… nữa mới tới nơi cần đến nhưng tất cả số xe đó đều phải nối đuôi nhau “đứng im” vài chục giây tại điểm ngã tư có lắp đèn tín hiệu này và việc ùn tắc giao thông tất yếu sẽ xảy ra.

Để giải quyết tận gốc vấn đề ùn tắc giao thông nội đô thì chúng ta cần có giải pháp để số lượng xe không có nhu cầu dừng ở ngã tư đèn đỏ đó có thể đi xuyên qua ngã tư và di chuyển nhanh tới địa điểm mong muốn ở phía trước. Theo thông tin thống kê, tính đến năm 2020 thành phố vẫn còn tồn tại 26 điểm ùn tắc giao thông nghiêm trọng.

Do vậy, để giải quyết tận gốc tình trạng này, chúng ta phải xây dựng hệ thống “cao tốc ngầm” ở dưới đường Láng để giúp các xe ô tô không có nhu cầu dừng ở ngã tư nút giao đó để rẽ phải hay rẽ trái đó có thể đi xuyên qua ngã tư và di chuyển nhanh tới địa điểm muốn đến ở phía trước, và như vậy thì sẽ giải quyết được tình trạng ùn tắc giao thông trên tuyến đường Láng và các ngã tư của các tuyến giao thông huyết mạch này.

Hình ảnh toàn tuyến cao tốc ngầm dọc Công viên Tô Lịch.

Mô hình giải quyết triệt để vấn đề "nóng" trên sông Tô Lịch


Mặt cắt ngang hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch.


Mô hình mặt cắt mô phỏng hệ thống hầm ngầm “2 trong 1” .


Một là, hệ thống đường cao tốc ngầm 2 tầng hoạt động hai chiều riêng biệt kết nối vào ra tại các điểm nút giao thông huyết mạch của Thủ đô, góp phần rút ngắn thời gian di chuyển từ cửa ngõ cầu Nhật Tân đến đường vành đai 3 trên cao và ngược lại cũng như giảm tải lưu lượng xe ô tô lưu thông ở trên tuyến đường để giảm ùn tắc.

Hai là, hệ thống chống ngập khổng lồ bao gồm các giếng thu nước, hầm ngầm thoát nước (đặt phía dưới tầng cao tốc ngầm) và bể điều áp khổng lồ, góp phần giải quyết tận gốc vấn đề ngập úng trong khu vực nội đô.



Mô phỏng thi công hầm ngầm bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản.

Hai hệ thống trên được bố trí trong một đường hầm khổng lồ có đường kính 16,8m chạy dài khoảng 11,65km dọc Công viên Tô Lịch và được thi công bởi máy đào hầm TBM hiện đại nhất hiện nay từ Nhật Bản.



Mô hình “2 trong 1” thu nước từ trên sông vào máng thu dọc một bên sông, rồi chảy qua giếng thu xuống hầm ngầm và kết hợp cao tốc ngầm.

Hệ thống hiện đại trên dự án sống Tô Lịch



Mô hình tổng thể hệ thống hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô đầu tiên của Hà Nội dọc Công viên Tô Lịch.



Mô hình tổng thể hệ thống cao tốc và chống ngập, tiêu thoát nước ra sông Nhuệ.

Mô phỏng quá trình tiêu thoát nước khi xảy ra mưa bão tại sông Tô Lịch



Khi xảy ra mưa bão, nước trên sông Tô Lịch sẽ tràn qua máng thu dọc sông.



Mô phỏng dòng nước tiếp tục chảy vào máng thu dọc sông Tô Lịch.



Mô phỏng dòng nước chảy vào Giếng thu khổng lồ.



Mô phỏng dòng nước chảy vào Giếng thu khổng lồ.



Nước chảy về giếng thu cuối cùng và tràn vào bể điều áp khổng lồ đặt phía cuối hệ thống.



Nước được tích trữ trong bể điều áp khổng lồ sẽ được tiêu thoát ra sông Nhuệ bằng hệ thống bơm khổng lồ với công suất lên tới 200m3/giây sau khi mực nước sông Nhuệ xuống thấp để đảm bảo tiêu thoát nước nhưng không gây ngập úng khu vực hạ lưu.



Phối cảnh Bể điều áp khổng lồ được thiết kế với dung tích chứa được hàng triệu m3 nước, đáp ứng được các trận mưa lớn với cường độ mưa lên tới 500mm.


Khi xảy ra mưa bão, nước trên sông Tô Lịch sẽ tràn qua máng thu dọc sông, sau đó tiếp tục chảy vào 9 giếng thu khổng lồ được bố trí tại 9 vị trí dọc theo sông Tô Lịch.

Từ đây nước tiếp tục chảy vào hầm ngầm thoát nước, cuối cùng chảy về bể điều áp đặt phía cuối hệ thống. Bể điều áp khổng lồ được thiết kế với dung tích chứa được hàng triệu m3 nước, đáp ứng được các trận mưa lớn với cường độ mưa lên tới 500mm.

Nước được tích trữ trong bể điều áp khổng lồ sẽ được tiêu thoát ra sông Nhuệ bằng hệ thống bơm khổng lồ với công suất lên tới 200m3/giây sau khi mực nước sông Nhuệ xuống thấp để đảm bảo chống ngập cho toàn bộ lưu vực sông Tô Lịch nhưng không gây ngập úng khu vực hạ lưu và giảm áp lực tiêu thoát nước cho trạm bơm Yên Sở.

Ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch JVE Group còn cho biết thêm: Việc xây dựng công trình này không chỉ giải quyết được vấn đề hiện tại về úng ngập nội đô mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn không bị ngập úng cho các công trình hạ tầng ngầm hiện đại trong tương lai như hệ thống các tuyến tàu điện ngầm của thành phố.



Phối cảnh so sánh trước khi có hệ thống chống ngập để giúp an toàn cho hệ thống các tuyến đường sắt đô thị tàu điện ngầm trong tương lai.



Phối cảnh so sánh trước khi có hệ thống chống ngập để giúp an toàn cho hệ thống các tuyến đường sắt đô thị tàu điện ngầm trong tương lai của Thủ đô



Phối cảnh so sánh sau khi có hệ thống chống ngập để giúp an toàn cho hệ thống các tuyến đường sắt đô thị tàu điện ngầm trong tương lai.



Phối cảnh so sánh trước và sau khi có hệ thống chống ngập để giúp an toàn cho hệ thống các tuyến đường sắt đô thị tàu điện ngầm trong tương lai.

Cao tốc ngầm Tô Lịch nhìn từ trên cao (Hướng đi Võ Chí Công-Cầu Nhật Tân)


Phối cảnh tốc độ tối đa cho phép là 80 và 60km/h.



Phối cảnh hướng đi Võ Chí Công-Cầu Nhật Tân (Tầng trên).

Tuyến cao tốc ngầm có bố trí các điểm ra vào kết nối các trục đường giao thông chính như :
Võ Chí Công Nguyễn Khánh Toàn-Đào Tấn
Cầu Giấy-Kim Mã
Trần Duy Hưng-Nguyễn Chí Thanh
Nguyễn Trãi-Ngã Tư Sở
Đường Vành đai 3-Linh Đàm

Phía trên hệ thống hầm ngầm chống ngập là tuyến đường Cao tốc ngầm được thiết kế theo tiêu chuẩn Nhật Bản với 2 tầng độc lập dành cho 2 chiều xe chạy.

Tầng trên bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Vành đai 3 - Võ Chí Công - sân bay Nội Bài.

Tầng dưới bố trí chiều xe chạy theo hướng đường Võ Chí Công - đường Vành Đai 3-Linh Đàm. Mỗi tầng được thiết kế với 3 làn xe, trong đó 2 làn di chuyển chính với tốc độ tối đa cho phép là 80 và 60km/h và 1 làn dừng xe khẩn cấp.


Phối cảnh lối ra Đào Tấn-Lotte Tower (Tầng trên).

Phối cảnh tầng dưới "cao tốc" ngầm

Phối cảnh lối vào tầng dưới cao tốc ngầm (Hướng đi Vành đai 3-Linh Đàm).


Phối cảnh bên trong hầm cao tốc hướng đi Vành đai 3-Linh Đàm (Tầng dưới).


Hình Phối cảnh lối ra Nguyễn Khánh Toàn (Tầng dưới).


Phối cảnh lối ra điểm cuối Vành đai 3 (Tầng dưới).

Tuyến đường cao tốc ngầm khi đi vào hoạt động sẽ rút ngắn thời gian di chuyển của chặng Đường Vành đai 3 trên cao - Võ Chí Công trong giờ cao điểm từ 45 phút xuống còn khoảng 15 phút cũng như góp phần làm giảm lưu lượng ô tô đi trên trục đường từ đó giảm ùn tắc giao thông so với hiện nay.



Mô phỏng rút ngắn thời gian di chuyển của chặng Đường Vành đai 3 trên cao - Võ Chí Công trong giờ cao điểm từ 45 phút xuống còn khoảng 15 phút.

Giao thông ngầm dưới sống Tô Lịch trang bị đầy đủ theo tiêu chuẩn đường cao tốc

Hạ tầng đường cao tốc ngầm bố trí đầy đủ hệ thống kỹ thuật thông gió, chiếu sáng, hệ thống cảnh báo cháy-chữa cháy, hệ thống cảnh báo nguy hiểm và lối thoát hiểm, Cũng như hệ thống biển báo hiệu cung cấp đầy đủ thông tin đến các phương tiện lưu thông trên tuyến theo tiêu chuẩn hiện hành.

Khi xảy ra sự cố cháy nổ trong đường hầm, trung tâm điều khiển sẽ nhận được tín hiệu tự động báo về từ cảm biến và camera giám sát trên toàn bộ tuyến. Hệ thống chữa cháy tự động sẽ phun nước để kiểm soát kịp thời đám cháy, hạn chế tối đa thương vong và thiệt hại về tài sản cũng như đảm bảo sự an toàn của kết cấu hầm trước khi bộ phận cứu hỏa tiếp cận hiện trường.

Hệ thống cầu thang bộ và thang máy được xây dựng đồng bộ giúp các kỹ sư có thể tiếp cận nhanh chóng, khắc phục sự cố tai nạn hoặc cháy nổ trong hầm cũng như giảm thời gian trong công tác kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ.

Trung tâm điều khiển được đặt ở cuối hệ thống, gần khu vực bể điều áp với hàng trăm camera và màn hình hoạt động 24/24h, được vận hành bởi các chuyên gia-kỹ sư được đào tạo và chuyển giao công nghệ từ Nhật Bản. Tất cả các hoạt động diễn ra trong hệ thống đều được giám sát tại đây để có thể xử lý an toàn, kịp thời những vấn đề, sự cố liên quan trong quá trình vận hành.


Hệ thống màn hình tại trung tâm điều khiển hệ thống chống ngập.

Hệ thống màn hình tại trung tâm điều khiển hệ thống cao tốc ngầm.


Hệ thống chữa cháy tự động phun nước trong đường hầm cao tốc.


Hệ thống cửa thoát hiểm khi xảy ra hỏa hoạn trong đường hầm cao tốc.


Hệ thống cầu thang bộ thoát hiểm khi xả ra hỏa hoạn trong đường hầm cao tốc.



Không sử dụng thang máy mà chỉ được sử dụng thang bộ khi thoát hiểm.

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh – Chủ tịch JVE Group: Việc xây dựng công trình này không chỉ giải quyết được vấn đề hiện tại về úng ngập nội đô mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo an toàn không bị ngập úng cho các công trình hạ tầng ngầm hiện đại trong tương lai như hệ thống các tuyến tàu điện ngầm của thành phố.

Mô hình "2 trong 1" này sẽ không chỉ giải quyết triệt để được hai "vấn nạn" úng ngập và tắc đường đã tồn tại nhiều năm qua cho khu vực nội đô Hà Nội mà còn là mô hình để giải quyết vấn nạn tương tự ở các đô thị lớn khác, góp phần vào sự phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường của Đất nước ta, nhằm "Hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước hùng cường, thịnh vượng" như mục tiêu đã nêu tại Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng vừa qua.

Khác với hầm ngầm chống ngập khổng lồ tại Tokyo, Nhật Bản chỉ vận hành vào mùa mưa và không kết hợp với cao tốc ngầm (do thủ đô Tokyo đã có hệ thống đường cao tốc ngầm nội đô hoàn thiện) hay Dự án tại Kuala Lumpur, Malaysia thì tùy vào cường độ của trận mưa bão mà một phần hay toàn bộ hầm ngầm cao tốc sẽ không sử dụng được mà chuyển sang trạng thái chỉ phục vụ chống ngập thì hầm ngầm khổng lồ chống ngập kết hợp đường cao tốc ngầm chống ùn tắc nội đô tại Hà Nội được vận hành khai thác trong suốt 365 ngày/năm nên hiệu quả kinh tế-xã hội của dự án đầu tư rất cao trong điều kiện nước ta còn khó khăn như hiện nay.


Bảng so sánh giữa 3 công trình tại Tokyo, Kuala Lumpur, Hà Nội.

Đây là đề án có nhiều ý nghĩa cho sự phát triển của Hà Nội và góp phần làm sâu sắc hơn mối quan hệ “Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam-Nhật Bản”.

Thời gian tới, sau khi có sự chấp thuận về chủ trương của các cấp lãnh đạo Thành phố, JVE Group sẽ xúc tiến các thủ tục liên quan để triển khai Dự án tài trợ miễn phí lập Quy hoạch này theo đúng quy định của pháp luật.

Việc triển khai thành công Đề án sẽ giúp hồi sinh và khẳng định vị thế của dòng sông đã gắn liền với lịch sử hình thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến cũng như góp phần giải quyết triệt để được 3 vấn đề bức xúc dân sinh lớn nhất hiện nay là ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô và úng ngập khi mưa bão.


Theo Tạp chí Điện tử

← Bài trước Bài sau →

PAGETOP